Bài viết dựa vào những kiến thức Khoa đã học được trong khóa học “Dũng Phạm: Khóa học giúp bạn bắt đầu mang về lợi nhuận cao, nhiều đơn hàng từ Google Ads (Mạng tìm kiếm)” trên KtCity.
Anh Dũng Phạm là một Trainner rất tuyệt vời và Khoa cảm thấy rất may mắn khi được học cùng anh về những kiến thức Google Ads.
Nếu bạn là người mới bắt đầu học Google Ads và đang mong tìm được người hướng dẫn, chỉ dạy kiến thức và hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn hay những lúc bạn bế tắc, Khoa có một Suggest cho bạn là nên Join học những khóa Google Ads của anh Dũng trên Kt.City giống Khoa ở thời điểm viết bài viết này cách đây 3 tháng trước.
Bài viết này ghi chép lại những kiến thức mình bắt đầu học Google Ads Search từ con số 0 nên mọi thứ được mình diễn đạt vô cùng chi tiết.
Mong muốn của mình là bài viết “Tự học Google Search Ads cơ bản” sẽ giúp được bạn và nhiều người khác có thể tự học được cách chạy quảng cáo trên công cụ Google Ads.
Okay cùng bắt đầu học Google Ads ngay bây giờ nhé.
Chương 1: Tổng quan Google Search Ads
Ở chương này bạn sẽ học được những kiến thức gì?
- Khái niệm về Google Search Ads
- Phân biệt Google Search với SEO
- So sánh điểm mạnh, yếu của Google Search với SEO và Facebook
- Policy của Google Search Ads là gì?
Bài 1: Khái niệm về Google Search Ads
Khái niệm:
- Đưa Sale Page (Landing Page Website, Fanpage Facebook, …) lên top Google Search bằng công cụ Google Ads.
- Sử dụng công cụ quảng cáo và đo lường của Google (Google Analytic, Google Tag Manager)
- Mất phí cho mỗi lượt tương tác của User (khi người dùng click vào QC của bạn có nghĩa là bạn đã mất tiền)
Phân biệt: Có chữ Quảng cáo (Ad) được in đậm ở phía trước
Bài 2: Điểm mạnh và điểm yếu của Google Search Ads
Phía dưới là bảng so sánh ưu điểm và nhược điểm của Google Search Ads và SEO.
SEO | SEM |
---|---|
Thời gian lên TOP phụ thuộc vào độ khó của Keywords (trung bình 6 tháng) | Thài gian quảng cáo chấp nhận và lên top 24 giờ |
Việc đo lường khó khăn, sử dụng nhiều công cụ kết hợp | Việc đo lường dễ dàng khi sử dụng hệ sinh thái tracking của Google |
Không mất chi phí khi User tương tác | Mất chi phí cho mỗi lượt tương tác của User |
Còn bên dưới là bảng so sánh ưu điểm và nhược điểm của Google Search Ads và Facebook Ads.
Facebook Ads | SEM |
---|---|
Ads xuất hiện dù khách hàng không có nhu cầu | Ads xuất khi khách hàng có nhu cầu search trên Google |
Những sản phẩm có giá trị cao khó chuyển đổi | Khả năng chốt đơn hàng cao trên Google Search |
Đội ngũ support khá yếu | Đội ngữ support mạnh: hotline, fanpage, email, … bằng tiếng Việt |
Bài 3: Chính sách của Google Ads (Policy)
Bạn có thể tham khảo chi tiết chính sách của Google Ads ở link bên dưới.
https://support.google.com/adspolicy/answer/6008942?hl=vi
Chương 2: Khởi tạo tài khoản Google Ads
Ở chương này bạn sẽ học được những kiến thức gì?
- Tài khoản Google Ads thường và tài khoản Google Ads MCC
- Hướng dẫn tạo tài khoản thường
- Hướng dẫn tạo tài khoản MCC
- Link tài khoản Google Ads thường vào tài khoản MCC
- Nâng cấp tài khoản Google Ads thường thành tài khoản MCC
- Hướng dẫn nạp tiền vào tài khoản
- Mẹo set up tài khoản
Bài 4: Tài khoản Google Ads thường và tài khoản Google Ads MCC
Mô hình Tài khoản Google Ads thường
Mô hình Tài khoản Google MCC
Tài khoản Google Ads thường | Tài khoản Google Ads MCC |
Khó quản lý nếu có nhiều doanh nghiệp hoặc nhóm sản phẩm | Dễ quản lý nếu có nhiều doanh nghiệp hoặc nhóm sản phẩm |
Khó phân chia Conversion đo lường và tệp remarketing | Phân chia dễ dàng, Conversion và tệp remarketing giữa các tài khoản |
Nếu tài khoản có vấn đề, hoạt động Ads bị ngưng trệ | Nếu 1 tài khoản có vấn đề không ảnh hưởng tới tài khoản con khác |
Bài 5: Hướng dẫn tạo tài khoản thường
Bạn có thể đăng ký tài khoản Google Ads thường bằng đường link dưới đây.
https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/
Giao diện trước khi đăng ký tài khoản Google Ads thường trông sẽ như dưới này.
Sau đó sử dụng tài khoản Gmail để tiếp tục đăng ký sử dụng.
Bài 6: Hướng dẫn tạo tài khoản MCC
Gõ “Google Ads MCC” ngoài Google hoặc án vào đường link phía dưới đây.
https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/manager-accounts/
Giao diện đăng ký tài khoản Google Ads MCC sẽ như thế này.
Email đã có Google Ads không tạo được MCC
Country, Time Zone & Currency không thể chỉnh sửa lại được.
Cách phân biệt tài khoản Google thường và Google MCC nằm ở phần giao diện (Danh mục trong Google Ads).
Tài khoản Google Ads thường | Tài khoản Google Ads MCC |
1. Tổng quan | 1. Tổng quan |
2. Chiến dịch | 2. Đề xuất |
3. Cài đặt | 3. Tài khoản |
4. Địa điểm | 4. Lịch sử thay đổi |
5. Lịch sử thay đổi |
Trong “Tài khoản” Google Ads MCC có thể tạo được nhiều tài khoản Google Ads thường bằng cách:
Tài khoản >> (+) >> Tạo tài khoản mới
- Đặt tên tài khoản
- Loại tài khoản: Chọn tài khoản Google Ads (không chọn loại tài khoản chiến dịch thông minh vì tài khoản này sẽ không được chỉnh sửa một số thông tin sau khi chạy chiến dịch)
- Mời người dùng
Cấu hình thanh toán:
- 160.000 là số tiền nhỏ nhất để thanh toán
- Thêm thẻ Visa (nếu đã thêm Visa từ trước có thêm lựa chọn thanh toán bằng Momo)
Bài 7: Link tài khoản Google Ads thường vào tài khoản MCC
Mỗi 1 tài khoản quảng cáo có 1 ID.
Trong tài khoản Google Ads MCC:
Ấn Tài khoản >> (+) >> Liên kết tài khoản đã tồn tại >> Nhập ID chiến dịch quảng cáo vào >> Gửi yêu cầu >> Xác nhận Email truy cập chiến dịch
Bài 8: Nâng cấp tài khoản Google Ads thường thành tài khoản MCC
Trong tài khoản Google Ads thường:
Ấn phần “Công cụ và cài đặt” >> “Truy cập tài khoản” >> (+) Mời 1 người khác vào tài khoản với quyền QUẢN TRỊ. >> Vào email của người được mời xác nhận tài khoản sau đó xóa tài khoản Google Ads thường kia đi.
Tiếp sau dùng Tài khoản Google Ads thường tạo một tài khoản MCC >> Link chiến dịch cũ vào tài khoản MCC mới tạo (thực hiện như trong bài 7).
Bài 9: Hướng dẫn nạp tiền vào tài khoản
Vào tài khoản chạy Google Ads:
Vào phần “Công cụ và cài đặt” >> Tóm lược thanh toán
Tiếp theo vào phần “Quản lý phương thức thanh toán”
Sau đó “Thêm phương thức thanh toán”
- Sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ (chứa tối thiểu 160.000 vnđ)
- Thêm Momo e-Wallet
Trở lại phần “Tóm tắt” sau đó ấn “Thanh toán” >> Nhập số tiền vào và ấn Thanh toán >> Xác nhận thông tin thanh toán rồi ấn Xác nhận.
Bài 10: Mẹo setup tài khoản
Trong tài khoản Google MCC
Vào “Công cụ và cài đặt” >> “Bản đồ tài khoản”
Trong tài khoản Google Ads MCC quán lý nhiều tài khoản Google Ads thường cần lưu ý:
- Mỗi tài khoản có thẻ thanh toán khác nhau
- Mỗi tài khoản là 1 sản phẩm có bản chất khác nhau
- Mỗi tài khoản dẫn về 1 Website khác nhau
Chương 3: 4 bước xây dựng bộ Keyword
Tại sao bộ Keywords quan trọng
Bước 1: Phân tích sản phẩm & khách hàng
- Tiêu chí phân tích sản phẩm
- Phân tích khách hàng bằng mô hình A – I – D – A
Bước 2: Xây dựng bộ Keywords ý tưởng
Bước 3: Sử dụng công cụ để hỗ trợ tăng ý tưởng
- Internal Tool: Google Search Console, Keywords Planner
- External Tool
Bước 4: Lượng hóa và sắp xếp bộ keywords hoàn chỉnh
Bài 11: Tại sao bộ keyword lại quan trọng?
Nhắm vào mục tiêu của mỗi chiến dịch quảng cáo.
Bài 12: Bước 1: Phân tích sản phẩm & khách hàng
Phải viết nội dung sản phẩm kỹ càng.
Tên doanh nghiệp | Anh Dũng mobile |
Địa điểm kinh doanh | Hồ Chí Minh |
Thương hiệu sản phẩm | Apple – iPhone |
Dòng sản phẩm | iPhone 6 6S + 64Gb |
Tính năng sản phẩm | Chơi game Chụp ảnh Quay video |
Thu hút | Thích thú | Khao khát | Hành động |
Điện thoại chơi game | Mua điện thoại iphone | Mua iphone 6s plus 64gb | iPhone 6s plus anh Dũng Mobile |
Điện thoại chuyên chơi game | Giá điện thoại iphone | Giá iphone 6s plus 64gb | Mua iphone 6s plus anh Dũng mobile |
Bán điện thoại iphone | Chỗ bán iphone 6s plus 64gb | Bán iphone 6s plus anh Dũng mobile | |
Bán iphone 6s | |||
Mua iphone 6s | |||
Giá iphone 6s | |||
Kw tính năng | Mua, giá, bán + Kw thương hiệu SP | Mua, giá, bán + Kw sản phẩm | Kw + Brand Name DN |
Bài 13: Bước 2: Lên ý tưởng xây dựng bộ keyword
Công cụ hỗ trợ:
1. Internal Tools
Google Search Console: Chọn thời gian, xuất giữ liệu sang Google Trang tính >> Quan tâm đến cột Số lần Click
Google Keyword Planner: Trong tài khoản Google Ads MCC >> Công cụ và cài đặt >> Công cụ lập kế hoạch từ khóa.
Khám phá các từ khóa mới: Đưa cho Google những từ khóa lý tưởng để Google đưa ra những từ khóa ý tưởng.
Bắt đầu bằng các từ khóa:
Không sử dụng những từ khóa quá chung chung hoặc quá chi tiết.
Lưu ý địa điểm chạy quảng cáo (có tác động rất lớn đến lưu lượng tìm kiếm)
Việc đầu tiên sau khi làm là kiểm tra
- Thông tin ở bên trên bảng ý tưởng từ khóa
- Số lượng từ khóa mình đưa vào và số lượng tìm kiếm hàng tháng
- Ý tưởng từ khóa liên quan & số lượng tìm kiếm hàng tháng
Mẹo: Ngoài biểu đồ “Xu hướng lượng tìm kiếm” Google Ads còn cho ta những biểu đồ về:
1. “Bảng phân tích theo nền”: Di động, máy tính bảng, PC nhằm mục đích giúp chúng ta tối ưu lại Website thân thiện với nền tảng đó.
2. “Bảng phân tích theo vị trí”: Các tỉnh thành để biết được khách hàng của mình xuất hiện nhiều ở đâu? Để đặt chi nhánh của mình ở đâu?, phân bổ nhân viên nhiều ở đâu và nên chạy QUẢNG CÁO ở đâu?
Tải xuống ý tưởng từ khóa với mục đích là TÌM NHỮNG TỪ KHÓA NÀO SINH RA LỢI ÍCH & LƯỢNG TÌM KIẾM
Xóa các cột của bảng từ khóa và để lại 2 cột Keywords & Volume
Ghi nhớ khi đưa những từ khóa vào Google Keyword Planner thì phải đưa những từ khóa liên quan với nhau (những từ khóa cùng loại trong mỗi cột A – I – D – A) nếu không Google sẽ Suggest ra rất nhiều từ khóa rác.
Bắt đầu bằng một trang Web
Sau khi lấy được từ khóa ý tưởng từ một trang Web chúng ta sẽ chia lại từ khóa nhận được theo mô hình A – I – D – A
Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm
External Tools
- https://keywordsheeter.com/ – Xem người dùng đang tìm kiếm cái gì dựa vào Seed Kw từ Google Suggest
- https://keywordtool.io/ – Tìm nhiều từ khóa dài có chứa Seed Kw
Bài 14: Bước 3&4: Sử dụng công cụ hỗ trợ để tăng ý tưởng, sắp xếp và lượng hoá bộ keyword hoàn chỉnh
Bài 15: Cách lên camp mồi
Tạo Camp mồi để kích hoạt Google Keyword Planner
Ngân sách 20.000 vnđ
Chương 4: Khởi tạo chiến dịch Google Search Ads
Step by Step các bước thiết lập Google Search Ads
- Bước 1: Khai báo chiến dịch
- Bước 2: Setup cài đặt chiến dịch
- Bước 3: Thiết lập nhóm quảng cáo
- Bước 4: Thiết lập quảng cáo
Bài 16: Bước 1: Khai báo chiến dịch
Vào tài khoản con trong tài khoản Google MCC >> Chiến dịch >> (+) >> Tạo chiến dịch mới
Tiếp theo là chọn mục tiêu cho chiến dịch
Cuối cùng ấn tiếp tục không cần tích chọn bất kỳ thứ gì khác.
Bài 17: Bước 2: Setup cài đặt chiến dịch
Tùy chọn cài đặt chung:
Hiển thị thêm tùy chọn cài đặt
- Ngày bắt đầu và ngày kết thúc chiến dịch quảng cáo
- Tùy chọn URL của chiến dịch: Nâng cao (trong khóa Khóa học chạy quảng cáo GDN (Google Display Network) của Dũng Phạm trên KTCity)
- Cài đặt Quảng cáo tìm kiếm động: Nâng cao
Nhắm mục tiêu và đối tượng:
Địa điểm:
Chọn phần tìm kiếm nâng cao để tùy chọn vị trí địa lý
Có thể chọn vị trí làm mục tiêu quảng cáo hoặc loại trừ vị trí đó ra khỏi mục tiêu chiến dịch
Ngôn ngữ: Nếu chạy ở Việt Nam ngôn ngữ phải chọn là: Tiếng Anh & Tiếng Việt (Nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ cho phép bạn hạn chế nơi quảng cáo của bạn có thể xuất hiện dựa trên cài đặt ngôn ngữ của người dùng và ngôn ngữ của trang web.)
Đối tượng: Cho quyền chọn nhóm đối tượng làm mục tiêu hướng đến (Nâng cao)
Đặt giá thầu và ngân sách:
Ngân sách: Tối thiểu 20.000 vnđ
Đặt giá thầu:
Ấn vào phần “Hoặc trực tiếp chọn chiến lược giá thầu” (Google mặt định sẽ tự tính giá thầu theo giá của nó).
Chọn “CPC thủ công” (Còn nhiều cách đặt giá thầu khác nâng cao hơn. Xem lại video này nếu cần tìm hiểu thêm).
Ấn lưu và tiếp tục. (Phần mở rộng quảng cáo sẽ nói ở phần sau).
Bài 18: Bước 3: Thiết lập nhóm quảng cáo
“Ê Google ơi, chiến dịch của tao bây nhiêu đồng và tao chỉ muốn chạy ở Hồ Chí Minh mà thôi thì nó sẽ hỏi là nhóm quảng cáo của mày muốn chạy những từ khóa nào vây?”
Keyword Match Type
Công cụ tạo Keyword Match Types Tools:
Giá thầu mặc định (CPC): Giá thầu mặc định là giá thầu chi phí mỗi nhấp chuột tối đa (CPC tối đa) cho một nhóm quảng cáo. Bạn có thể thay đổi giá thầu mặc định này hoặc đặt giá thầu CPC tối đa riêng cho từ khóa riêng lẻ bất cứ khi nào bạn muốn.
Đặt giá thầu mặc định phản ánh giá trị của nhấp chuột đối với bạn. Lưu ý rằng bạn sử dụng càng gần hết ngân sách hàng ngày của mình, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị càng ít.
Bài 19: Bước 4: Thiết lập quảng cáo
Bonus: Chỉnh sửa chiến dịch quảng cáo sau khi chạy
Chương 5: 7 Bước tối ưu chiến dịch Google Search Ads của bạn
Chương này bạ sẽ học được những gì?
Khái niệm về AdRank
Kiểm tra Quality Score của bạn
7 bước tối ưu chiến dịch Google Ads Search
- Sắp xếp bộ Kw trong Google Ads Search
- Mẹo tối ưu nội dung Ads Content
- Tối ưu hóa Ads Extension
- Tối ưu Ads Location và Device
- Tối ưu hóa thời gian hiển thị quảng cáo
- Mẹo tối ưu Audience trong Google Ads
Thiết lập liên kết Google Analyic:
- Tạo Audience List
- Liên kết Conversion
Bài 20: Tìm hiểu về thuật toán Ad Rank
AdRank (Liệu tiền có phải quyết định vị trí): Cách Google xếp hạng quảng cáo.
“Adrank chính là thang đo quan trọng nhất quyết định thứ hạng quảng cáo của bạn”
Khái niệm về Adrank
Quality Score là gì?
Ad extension: Liên quan đến Ad Rank nhưng không nằm trong công thức tính
Bài 21: Kiểm tra Quality Score
Cách kiểm tra:
Bài 22: Tối ưu sắp xếp bộ keyword trong nhóm quảng cáo
Tiêu chí: Giảm chi phí Tăng hiệu quả
Yếu tố 1: Độ liên quan quảng cáo
Tối ưu hóa bộ Kw liên quan hiệu quả: Sắp xếp những Kw liên quan cùng vào 1 Ads Group (những cụm từ khóa có chứa những từ khóa hao hao giống nhau thì nhóm vào 1 Ads Group)
Công cụ bán hàng trên Facebook | Phần mềm hỗ trợ bán hàng Facebook |
Công cụ Facebook marketing | Phần mềm quản lý bán hàng Facebook |
Công cụ làm marketing trên facebook | Phần mềm post bài Facebook |
Phần mềm auto post facebook |
Tối ưu hóa bộ Kw liên quan hiệu quả: Sắp xếp những Kw liên quan cùng vào 1 Ads Group (những cụm từ khóa có chứa những từ khóa hao hao giống nhau thì nhóm vào 1 Ads Group)
Công cụ bán hàng trên Facebook | Phần mềm hỗ trợ bán hàng Facebook |
Công cụ Facebook marketing | Phần mềm quản lý bán hàng Facebook |
Công cụ làm marketing trên facebook | Phần mềm post bài Facebook |
Phần mềm auto post facebook |
Tối ưu Ads tương tự như tối ưu bài viết khi SEO (Tiêu đề có chứa cụm từ khóa liên quan, mô tả cũng vậy, …)
Bài 23: Tối ưu cách viết mẫu quảng cáo
Viết Ads tốt sẽ tối ưu thêm được “Độ liên quan quảng cáo” và “CTR dự đoán”

Mẹo số 1:
– Ads tối ưu được VIẾT HOA chữ cái đầu tiên của mỗi từ (hiển thị khác biệt rất lớn trên thiết bị di động)
– Chiến đấu với đối thủ trên từng Milimet trên màn hình điện thoại (Ads tối ưu có tiêu đề dài hơn, mô tả dài hơn)

Mẹo số 2: Nguyên tắc vàng phải có 2 quảng cáo văn bản và 1 quảng cáo thích ứng

Trong quảng cáo thích ứng các tiêu đề và mô tả có thể được Google sắp xếp luôn chuyển.
Có thể ghim tiêu đề cố định ở vị trí 1 hoặc vị trí 2 hoặc vị trí 3

Mẹo số 3: Cho dù là Quảng cáo văn bản hay thích ứng, Kw đại diện cho nhóm phải xuất hiện ở tiêu đề 1, tiêu đề 2 hoặc tiêu đề 3 KHÔNG được để dành cho phần mô tả.
Bài 24: Tối ưu tiện ích mở rộng (Ads Extensions)
Ad Extension là nội dung Google Ads cho phép bỏ vào quảng cáo của mình nhưng không được viết theo kiểu thông thường.

Ad Extension cũng ảnh hưởng tới AdRank nha
Có 4 Ad Extension quan trọng cần chú ý:
- Phần mở rộng về đường dẫn liên kết trang web
- Phần mở rộng về chú thích
- Phần mở rộng về cuộc gọi
- Phần mở rộng về tin nhắn
Có 2 cấp độ để tốu ưu hóa Ads Extension đó là cấp độ chiến dich (bao gồm nhiều nhóm quang cáo bên trong) và cấp độ nhóm quảng cáo
Khi viết Ads Extension nhớ viết HOA những ký tự đầu của từng chữ cái
Bài 25: Tối ưu hóa cụm từ tìm kiếm & từ khóa phủ định

Search Tearm: Cụm từ tìm kiếm

Nhờ công cụ tìm kiếm này ta biết được từ khóa thực sự người dùng search là gì.
- Nếu từ khóa này tốt cho doanh nghiệp -> tạo nhóm quảng cáo và bỏ từ khóa đó vào
- Nếu đang chạy từ khóa đó nhưng không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp -> loại bỏ từ khóa đó ra khỏi nhóm quảng cáo

Negative Keywords: Từ khóa phủ định

Những từ khóa phủ định cũng có dạng Match Type nên cũng để từ khóa trong dạng “dấu ngoặc kép”
Trong phần Cụm từ tìm kiếm có thể export ra file excel để lọc những từ khóa Search Tearm hay từ khóa Negative để phân loại.
Bài 26: Tối ưu hóa địa điểm & thiết bị
Tối ưu hóa dựa vào Data mà mình có được nên sẽ tối ưu lại phần này sau khoảng 2 tuần – 4 tuần/lần.
- Xem tỉnh thành nào, quốc gia nào có traffic cao thì điều chỉnh tăng giá thầu nơi đó
- Xem tỉnh thành nào, quốc gia nào có traffic thấp thì điều chỉnh giảm giá thầu nơi đó
Nếu lúc đầu chọn địa điểm Việt Nam mà muốn điều chỉnh giá thầu ở 1 tỉnh thành cụ thể như Hồ Chí Minh thì ấn vào hình cái bút màu xanh (không được xóa Việt Nam) thêm TP. Hồ Chí Minh vào sau đó được quyền điều chỉnh giá thầu của riêng TP. Hồ Chí Minh.
Khi giá thầu ở nơi nào cao, nơi đó sẽ nhìn thấy nhiều quảng cáo, ngược lại nơi nào giá thầu thấp, nơi đó sẽ nhìn thấy ít quảng cáo.

Bài 27: Tối ưu hoá thời gian hiển thị quảng cáo
Chia thời gian hiển thị quảng cáo theo khung giờ và có thể điều chỉnh được giá thầu vào mỗi khung giờ đó (khung giờ vàng setup giá thầu tăng để quảng cáo hiển thị nhiều hơn)

Bài 28: Tối ưu hoá đối tượng thấy quảng cáo
Được phép cho 1 đối tượng mình mong muốn nhìn thấy quảng cáo của mình nhiều hơn hoặc chỉ có đối tượng đó nhìn thấy quảng cáo của mình (đối tượng đó có thể la người click vào link trong 1 bài viết cụ thể hoặc đọc bài viết nào đó của mình).
Bài 29: Thiết lập liên kết Google Analytics
Tổng kết
Yoo, vậy là bạn đã đọc hết bài viết này của mình rồi chứ?
Mình biết đôi khi có những bài học mình chưa viết được nội dung do kiến thức trong đó khá đơn giản nên mình đã để lại sau và hưa sẽ cập nhất sớm nhất có thể.
Đây là những nội dung mình học được từ khóa học Google Ads Search cơ bản của anh Dũng Phạm trên Kt.City.
Hy vọng bạn sẽ thấy những nội dung này phù hợp với bạn.
Chúc bạn học tốt nhé.